Những điều có thể bạn chưa biết liên quan đến ăn uống
Không cần phải tranh luận, tất cả trong chúng ta đều quan tâm đến thực phẩm ăn uống hàng ngày, nhưng ăn uống theo phương cách nào để tiếp nhận tốt nhất nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn nước uống, giúp ích không những cho cơ thể mà cả tinh thần thì không phải ai trong chúng ta để ý đến. Vậy, chúng ta hay tham khảo kinh nghiệm ăn, uống của các nhà rèn luyện Yoga để có được sức khỏe tốt nhất thông qua việc sử dụng thức ăn, nước uống hàng ngày.
- Nên ăn trong tâm trạng vui vẻ và an bình. Hạn chế tối đa nơi ăn uống ồn ào, gây khó chịu khi ăn.
- Không ăn khi đang ở vào tâm trạng tức giận, thất vọng hay vội vã. Vì khi đó thức ăn sẽ không tiêu hoá hết và những thức ăn chưa tiêu hoá này sẽ tạo ra chất acidic độc hại cho cơ thể. Những bức ảnh chụp dạ dày của những người đang tức giận cho thấy rằng dạ dày của những người đó sưng phồng, đỏ cứng lại. Trong một điều kiện như vậy, dạ dày khó có thể hoạt động tốt được.
- Hãy giữ yên lặng trong giây lát trước khi ăn để cho tâm được an bình.
- Không ăn quá no. Việc ăn quá nhiều sẽ tạo ra áp lực đối với toàn bộ hệ tiêu hoá. Thức ăn không tiêu hoá hết sẽ tạo ra một lượng chất thối rữa trong cơ thể và có hại cho máu. Các nhà Yogi khuyên rằng trong dạ dày ½ là thức ăn, ¼ là nước và ¼ là không khí. Hãy dừng ăn khi mà bạn vẫn còn cảm thấy hơi đói. Bạn sẽ cảm thấy no ngay khi các chất dinh dưỡng trong thức ăn đã chuyển hoá vào máu và tác động đến não.
- Nhai kỹ, không nuối chửng thức ăn, bởi vì sự tiêu hoá được bắt đầu từ miệng. Nước bọt phải được trộn kỹ với thức ăn, đặc biệt là carbohydrate để chuẩn bị cho tiêu hoá tại dạ dày. Nước bọt có độ cao lượng kiềm, và như vậy nếu nó được trộn kỹ với thức ăn, nó có thể giúp hạn chế lượng acidic.
- Hạn chế ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau cùng lúc. Việc ăn quá nhiều thức ăn cùng lúc sẽ buộc hệ tiêu hoá phải tiêu hoá quá nhiều thức ăn sẽ tạo ra sự quá tải và làm yếu bộ máy tiêu hoá. Do vậy chúng ta chỉ ăn cùng lúc nhiều nhất 4 loại thức ăn trong một bữa ăn.
- Tránh ăn vặt nhiều lần giữa các bữa ăn chính. Phải mất 4 giờ để cho thức ăn tiêu hoá hết trong dạ dày và dịch tiêu hoá phục hồi trở lại để sẵn sàng tiêu hoá cho bữa ăn tiếp theo. Nếu ăn quá nhiều lần một ngày, dịch tiêu hoá sẽ không bao giờ có cơ hội để tích luỹ đủ trở lại, và dịch tiêu hoá bị yếu đi này sẽ không tiêu hoá hết thức ăn. Do vậy, chúng ta chỉ ăn khi thấy đói và không ăn quá 4 lần/ một ngày.
- Tránh ăn quá muộn về đêm. Ăn tối thiểu trước 1 – 1,5 tiếng trước khi đi ngủ, nếu không việc tiêu hoá sẽ ảnh hưởng đến não và giảm chất lượng giấc ngủ. Có một người cao tuổi nói rằng “ sau giờ ăn trưa nghỉ một lát, sau giờ ăn tối đi bộ 1 dặm”. Đi bộ ngoài trời sau bữa ăn, thức ăn sẽ được tiêu hoá tốt trước khi đi ngủ. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ đêm, hãy uống một ly sữa nóng trước khi ngủ.
- Uống nhiều nước. Nước là chất tẩy tự nhiên giữ cho cơ thể được sạch sẽ. Một người khoẻ nên uống 2-4 lít nước một ngày, tùy thuộc vào thời tiết và cơ thể của mỗi người. Khi uống nên cho một chút chanh, muối hay mật ong vào nước uống. Người ốm yếu cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt với các chứng bệnh về da (đối với người bị bệnh nên có tư vấn của bác sỹ).
- Ngồi với tư thế thoả mái khi ăn. Ngồi thẳng lưng khi ăn. Không nên ăn hoặc uống khi đứng. Tư thế tốt nhất cho tiêu hoá là ngồi xếp bằng.
- Nên ăn đồ ăn do người có tri giác hoặc người có tâm tính tốt chế biến.
- Tắm sơ trước khi ăn. Một cơ thể mát và tâm trí thư giãn nhờ việc tắm sơ trước khi nhiệt năng tiêu hoá bắt đầu. Nếu bạn chưa biết về phương pháp tắm sơ (được hướng dẫn tại các lớp ADYoga), bạn nên làm mát phần mặt, chân, tay trước khi ăn;
- Để lỗ mũi phải được thông sau bữa ăn. Có hai dòng năng lượng tinh tế trong cơ thể, chạy len lỏi qua sống lưng và kết thúc tại mỗi lỗ mũi. Khi hơi thở phần lớn chạy qua lỗ mũi trái, cơ thể sẽ mát hơn và tâm trí trở nên tinh tế hơn. Đây là lúc để hoạt động trí não hoặc thiền định. Khi hơi thở phần lớn qua lỗ mũi phải, cơ thể sẽ ấm lên và sẵn sàng cho các hoạt động thể chất trong thế giới vật chất.
- Bởi vì cơ thể cần nhiệt để tiêu hoá, do vậy lỗ mũi phải cần thông trong quá trình ăn và sau khi ăn. Nếu trong khi ăn, lỗ mũi phải bị tắc và lỗ mũi trái thông, thì tốt nhất không ăn đồ rắn, cứng vì chúng khó tiêu hoá. Ăn đồ ăn nhẹ và mềm trong lúc này. Sau bữa ăn, giữ hơi thở thông qua lỗ mũi phải, bạn có thể nghỉ ngơi vài phút, nằm nghiêng người sang trái. Tư thế này sẽ giúp thông lỗ mũi phải.
Trích trong cuốn Yoga của Trung tâm ADYoga do NXB Tôn giáo phát hành năm 2016